BRIOZCAL
Tên Thuốc : BRIOZCAL
Viên nén bao phim
Bổ sung Calcium carbonat và Vitamin D3 .
Thành Phần
Mỗi viên nén chứa:
Calcium Carbonat 1,25 g ( tương đương 500 mg calci nguyên tố )
Colecalciferol 0,0031 mg ( tương đương vitamin D3 125 IU )
Thành phần tá dược: Crospovidone, Canauba wax, Magnesium stearate, Microcrystalline Cellulose, Hypromellose, Titanium dioxide, Macrogol 400 và Maize Starch ( tinh bột ngô ).
Dạng Bào Chế : Viên nén bao phim
Khuyến Cáo :
Thuốc này chỉ dùng theo đơn của thầy thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến thầy thuốc
Viên nén bao phim
Bổ sung Calcium carbonat và Vitamin D3 .
Thành Phần
Mỗi viên nén chứa:
Calcium Carbonat 1,25 g ( tương đương 500 mg calci nguyên tố )
Colecalciferol 0,0031 mg ( tương đương vitamin D3 125 IU )
Thành phần tá dược: Crospovidone, Canauba wax, Magnesium stearate, Microcrystalline Cellulose, Hypromellose, Titanium dioxide, Macrogol 400 và Maize Starch ( tinh bột ngô ).
Dạng Bào Chế : Viên nén bao phim
Khuyến Cáo :
Thuốc này chỉ dùng theo đơn của thầy thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến thầy thuốc
Hướng Dẫn Sử Dụng
-
Chỉ định
- BRIOZCAL chứa calci. Công thức bổ sung calci để tăng cường xương và mô cho người đang tăng trưởng và người trưởng thành có chỉ định sử dụng. Dùng trong các trường hợp sau :
- Hỗ trợ điều trị loãng xương ở bệnh nhân có nguy cơ thiếu hụt calci/vitamin D
- Hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương ở phụ nữ, người cao tuổi, người hút thuốc lá, nghiện rượu và các đối tượng có nguy cơ cao khác như: dùng corticoid kéo dài
- Hỗ trợ điều trị các bệnh còi xương , nhuyễn xương, tiêu xương cấp và mạn.
- Bổ sung calci và vitamin D hàng ngày giúp hỗ trợ sự tăng trưởng hệ xương, răng của trẻ, thanh thiếu niên, tuổi dậy thì.
- Bổ sung calci cho phụ nữ có thai, cho con bú đ ể đáp ứng nhu cầu calci tăng cao trong thời kỳ này, phòng ngừa các biến chứng do thiếu calci cấp và mạn.
- Bổ sung calci cho trẻ em, người trưởng thành và người cao tuổi.
-
Cách dùng và liều dùng
- Liều lượng bổ sung tùy thuộc vào bản chất và mức độ nặng nhẹ của hạ calci huyết. Liều phải được điều chỉnh theo từng người để duy trì nồng độ calci huyết thanh ở 9 - 10 mg/decilít.
Cần giảm liều khi đã có cải thiện triệu chứng và bình thường về sinh hóa hoặc khỏi bệnh ở xương.
Bổ sung cho khẩu phần ăn và phòng loãng xương:
- Trẻ em dưới 18 tuổi : Không khuyến cáo dùng bổ sung cho trẻ em dưới 18 tuổi.
- Người lớn: Uống 1-2 viên mỗi ngày với 1 ly nước, uống sau khi ăn hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Còi xương do dinh dưỡng (điều trị ):
- Chỉ dùng theo chỉ định của Thầy thuốc. Liều trung bình: Uống 2 viên/ngày, trong khoảng 10 ngày.
Dùng cho các đ ối tượng đặc biệt khác: theo sự chỉ định của thầy thuốc.
- Bệnh nhân suy gan, người cao tuổi: không cần phải điều chỉnh liều.
- Bệnh nhân suy thận, sỏi thận: không cần phải điều chỉ nh liều, nhưng cần kiểm tra thải trừ calci ở các bệnh nhân tăng calci nhẹ hay suy thận mạn tính hoặc có tạo sỏi thận -
Chống chỉ định
- Không sử dụng thuốc nếu :
- Quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Nhiễm độc vitamin D.
- Có hội chứng tăng calci huyết, tăng calci niệu, sỏi calci.
- Bệnh tim và bệnh thận ( Suy thận, sỏi thận nặng ).
- Loãng xương do bất động.
- Người bệnh đang dùng digitalis ( vì nguy cơ ngộ độc digitalis ).
Trong trường hợp nghi ngờ, hãy hỏi ý kiến thầy thuốc -
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc
- - Calci và vitamin D chỉ có thể trợ giúp khi không đủ chất dinh dưỡng.
- Tăng calci huyết có thể xảy ra khi ch ức năng thận giảm, cần thường xuyên kiểm tra calci huyết. Cần kiểm tra thải trừ calci ở các bệnh nhân tăng calci ni ệu nhẹ hay suy thận mạn hoặc có sỏi thận.
- Nếu cần thiết phải giảm li ều hoặc ngừng dùng thuốc. Cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến Bác sĩ hoặc Dược sĩ.
- Cần thận trọng trên các bệnh nhân Sarcoidosis ho ặc thiểu năng cận giáp ( có thể gây tăng nhạy cảm với vitamin D); suy chức năng thận; bệnh tim; sỏi thận; xơ vữa động mạch -
Sử dụng thuốc cho Phụ nữ có thai và cho con bú
- - Chỉ dùng thuốc này theo chỉ định của thầy thuốc
- Thời kỳ mang thai: Nhu cầu calci hàng ngày theo khuyến cáo +400 mg, không gây hại khi dùng đúng liều khuyến cáo ( 1 viên/ ngày ).
- Tuy nhiên, người mang thai nên được cung cấp calci bằng chế độ ăn uống đầy đủ. Dùng quá nhi ều loại vitamin và calci cùng các chất khoáng khác có thể gây hại cho mẹ hoặc thai nhi
- Thời kỳ cho con bú: Không gây hại khi dùng li ều theo nhu cầu thông thường hàng ngày.
-
Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc
- - Thuốc không ảnh hưởng khi lái xe ho ặc khi vận hành máy móc
-
Tương tác – tương kỵ của thuốc
- Thông báo cho thầy thuốc nếu đang dùng các thuốc, thực phẩm chứa calci và các loại thuốc khác
- Những thuốc sau đây ức chế thải tr ừ calci qua thận: các thiazid, clopamid, ciprofloxacin, chlorthalidon, thu ốc chống co giật
- Calci làm giảm hấp thụ demeclicyclin , doxycylin, metacylin, minocyclin, oxytetracylin, tetracyclin, enoxacin, fleroxacin, levofloxacin, lomefloxacin, norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin, sắt, kẽm , và những khoáng chất thiết yếu khác
- Calci làm tăng độc tính đối với tim của các glycosid digitalis vì tăng nồng độ calci huyết sẽ làm tăng tác dụng ức chế Na⁺ - K⁺ - ATPase của glycozid tim
- Glucocorticoid, phenytoin làm giảm hấp thụ calci qua đường tiêu hóa. Chế độ có phytat, oxalat làm giảm hấp thu calci vì tạo thành những phức hợp khó hấp thụ
- Phosphat, Calcitonin, natri sulfat, furosemind, magnesi, cholestyramin, estrogen, một số thuốc chống co giật cũng làm giảm calci huyết
- Thuốc lợi niệu thiazid, trái lại làm tăng nồng độ calci huyết. Dùng lợi tiểu thiazid ở những người thiểu năng cận giáp gây tăng calci huyết có lẽ là do tăng giải phóng calci từ xương
- Không nên điều trị đồng thời vitamin D với cholestyramin hoặc colestipol hydroclorid, vì có thể dẫn đến giảm hấp thu vitamin D ở ruột.
- Sử dụng dầu khoáng quá mức có thể cản trở hấp thu vitamin D ở ruột.
- Ðiều trị đồng thời vitamin D với thuốc lợi niệu thiazid cho những người thiểu năng cận giáp có thể dẫn đến tăng calci huyết. Trong trường hợp đó cần phải giảm liều vitamin D hoặc ngừng dùng vitamin D tạm thời
- Không nên dùng đồng thời vitamin D với phenobarbital và /hoặc phenytoin ( và có thể với những thuốc khác gây cảm ứng men gan ) vì những thuốc này có thể làm giảm nồng độ 25 - hydroxyergocalciferol và 25 - hydroxy - colecalciferol trong huyết tương và tăng chuyển hóa vitamin D thành những chất không có hoạt tính
- Không nên dùng đồng thời vitamin D với corticosteroid vì corticosteroid cản trở tác dụng của vitamin D
- Không nên dùng đồng thời vitamin D với các glycosid trợ tim vì độc tính của glycosid trợ tim tăng do tăng calci huyết, dẫn đến loạn nhịp tim
-
Tác dụng không mong muốn của thuốc
- Thông báo cho bác sĩ bất kỳ tác dụng ngoại ý nào trong quá trình sử dụng
Nếu cần phải giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc
- Thuốc chứa vitamin D3 125 IU/ viên. Dùng vitamin D với liều không vượt quá nhu cầu sinh lý thường không độc. Tuy nhiên, có thể xảy ra cường vitamin D khi điều trị liều cao hoặc kéo dài hoặc khi tăng đáp ứng với li ều bình thường vitamin D, và sẽ dẫn đến những biểu hiện lâm sàng rối loạn chuyển hóa calci.
- Ở người lớn, cường vitamin D có thể do sử dụng quá liều vitamin D trong trường hợp thiểu năng cận giáp hoặc ưa dùng vitamin D với liều quá cao một cách kỳ cục
- Một số trẻ nhỏ có thể tăng phản ứng với một lượng nhỏ vitamin D. Cũng có thể xảy ra nhiễm độc ở trẻ em sau khi uống nhầm liều vitamin D của người lớn
- Dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của ngộ độc vitamin D là d ấu hiệu và tri ệu chứng của tăng calci máu ( xem dưới ). Tăng calci máu có cường vitamin D là do đơn thuần nồng độ trong máu của 25 - OHD rất cao, còn nồng độ của PTH và Calcitriol trong huyết tương đều giảm
Tần suất tác dụng không mong muốn được xác định như sau:
Thường gặp: (> 1/100)
Ít gặp ( >1/1.000 đến < 1/100 ):
- Rối loạn chuyển hóa : ít gặp ( tăng calci huyết, calci niệu ).
- Rối loạn Niệu - sinh dục: Giảm tình dục, nhiễm calci thận, rối loạn chức năng thận ( dẫn đến đa niệu, tiểu đêm, khát nhi ều, giảm tỷ trọng nước tiểu, protein niệu ).
- Khác: Sổ mũi, ngứa, loãng xương ở người lớn, giảm phát tri ển cơ thể ở trẻ em, sút cân, thiếu máu, viêm kết mạc vôi hóa, sợ ánh sáng, vôi hóa nhiều nơi, viêm tuỵ, vôi hóa mạch nói chung, cơn co giật.
Hiếm ( > 1/10.000 đến <1/1.000 ):
- Rối loạn tiêu hóa : Hiếm ( táo bón, đầy hơi, buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy ).
- Rối loạn tim mạch: Tăng huyết áp, loạn nhịp tim.
- Rối loạn chuyển hóa: Có thể tăng calci niệu, phosphat ni ệu, albumin ni ệu, nitơ urê huyết, cholesterol huyết thanh, nồng độ AST ( SGOT ) và ALT ( SGPT ). Giảm nồng độ men phosphatase kiềm trong huyết thanh
- Khác: Loạn tâm thần rõ, rối loạn điện giải trong huyết thanh cùng với nhi ễm toan nhẹ.
Rất Hiếm ( <1/10.000 ): Triệu chứng ngoài da : r ất hiếm ( ngứa, mề đay ).
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
- Vì tăng calci huyết có thể nguy hi ểm hơn hạ calci huyết, nên tránh điều trị quá liều vitamin D cho trường hợp hạ calci huyết.
- Thường xuyên xác định nồng độ calci huyết thanh, nên duy trì ở mức 9 - 10 mg/decilít ( 4,5 - 5 mEq/lít ). Nồng độ calci huyết thanh thường không được vượt quá 11 mg/decilit
- Trong khi điều trị bằng vitamin D, cần định kỳ đo nồng độ calci, phosphat, magnesi huyết thanh, nitơ ure máu, phosphatase kiềm máu, calci và phosphat trong nước tiểu 24 giờ
- Giảm nồng độ phosphatase kiềm thường xuất hiện trước tăng calci huyết ở người nhuyễn xương hoặc loạn dưỡng xương do thận
-
Quá liều và cách xử trí
- - Nồng độ calci máu vượt quá 2,6 mmol/lít (10,5 mg/100 ml) được coi là tăng calci huyết. Ngừng bất cứ thuốc gì có khả năng gây tăng calci huyết sẽ có thể giải quyết được tình tr ạng tăng calci huyết nhẹ ở người bệnh không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và có ch ức năng thận bình thường
- Khi nồng độ calci huyết vượt quá 2,9 mmol/lít (12 mg/100 ml) ph ải ngay lập tức dùng các biện pháp sau đây: Bù dịch bằng truyền tĩnh mạch natri clorid 0,9%. Có thể dùng các thuốc lợi tiểu để tăng thải trừ calci nhưng không được dùng thuốc lợi tiểu nhóm thiazid vì chúng tăng tái hấp thụ calci ở thận. Theo dõi nồng độ kali và magnesi trong máu và thay thế máu sớm để đề phòng biến chứng trong điều trị. Theo dõi điện tâm đồ và có thể sử dụng các chất chẹn beta – adrenecgic để phòng loạn nhịp tim n ặng. Có thể thẩm phân máu, có thể dùng Calcitonin và adrenocorticoid trong điều trị. Xác định nồng độ calci máu theo từng khoảng thời gian nhất định một cách đều đặn để có định hướng cho điều trị
- Ngoài ra có thể dùng các thuốc như Calcitonin, bisphosphonate và plicamycin nếu các biện pháp trên không có hiệu quả
- Khi quên uống thuốc: Nhanh chóng uống ngay liều chỉ định và tiếp tục các liều bình thường. Không được uống gấp đôi liều sau khi quên dùng thuốc -
Đặc tính dược lực học
- Mã ATC : A 12 AX
Calci và vitamin D là những yếu tố cơ bản trong quá trình tạo xương. Vitamin D giúp hỗ trợ sự hấp thu calci . Calci: dạng uống được dùng điều trị tình trạng thiếu và hạ calci huyết. Bổ sung calci cũng là một phần của việc dự phòng cho cơ thể giảm nguy cơ loãng xương
Thiếu calci xảy ra khi chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ calci, thường xảy ra ở người già, phụ nữ trước và sau thời kỳ mãn kinh.
Hạ calci huyết xảy trong các trường hợp: suy cận giáp mãn, giả suy cận giáp, nhuyễn xương, còi xương, suy thận mãn, do dùng thuốc co giật hoặc khi thiếu vitamin D.
Vitamin D3 ( tên quốc tế colecalciferol) là một trong các chất của nhóm vitamin D, bao gồm các hợp chất sterol có cấu trúc tương tự nhau có hoạt tính phòng ngừa và điều trị còi xương
Vitamin D3 cùng với hormone tuyến cận giáp và Calci tonin điều hòa n ồng độ calci trong huyết thanh. Chức năng chính của vitamin D là duy trì nồng độ calci và phospho bình thường trong huyết tương bằng cách tăng hiệu qua hấp thu các chất khoáng từ khẩu phần ăn ở ruột non và tăng huy động calci và phospho từ xương vào máu.
Thiếu hụt vitamin D xảy ra khi tiếp xúc với ánh sáng không đủ hoặc khi khẩu phần ăn thiếu hụt vitamin D hoặc ở những người có hội chứng kém hấp thu chất béo, gồm những người có bệnh về đường tiêu hóa. Một vài tình trạng của bệnh nhân suy thận có thể cũng ảnh hưởng tới sự chuyển hóa của vitamin D thành dạng hoạt động dẫn đến thiếu hụt vitamin D
Loạn dưỡng xương do thận thường kết hợp với suy thận mạn tính và đặc trưng bởi giảm chuyển 25 - OHD3 thành 1a, 25 - (OH)2D3 (Calcitriol). Giữ phosphat gây giảm nồng độ calci huyết tương, dẫn đến cường cận giáp thứ phát về mặt bệnh học, có những tổn thương điển hình của cường cần giáp (viêm xương xơ hóa), c ủa thiếu hụt vitamin D (nhuyễn xương), hoặc hỗn hợp cả hai trường hợp. Thiếu hụt vitamin D dẫn đến những tri ệu chứng đặc trưng bởi hạ calci máu, hạ phosphat máu, khoáng hóa không đủ hoặc khử khoáng của xương, đau xương, gãy xương, ở người lớn gọi là nhuyễn xương; ở trẻ em, có thể dẫn đến biến dạng xương đặc biệt là biến dạng xương dài, gọi là còi xương.
Còi xương phụ thuộc vitamin D là bệnh về gen thân lặn do bẩm sinh trong chuyển hóa vitamin D có liên quan đến giảm chuyển 25-OHD3 thành Calcitriol
-
Đặc tính dược động học
- Calci
Sự hấp thu calci ở ruột tỷ lệ nghịch với lượng calci ăn vào, vì vậy khi chế độ ăn ít calci sẽ dẫn đến tăng hấp thu bù, phần nào do tác động của vitamin D
Sau khi u ống, calci carbonate chuyển thành calci chloride do tác dụng của acid trong dạ dày. Hấp thu qua đường tiêu hóa khoảng 30% ở ruột non. 99% l ượng calci trong cơ thể tập trung trong cấu trúc của xương và răng. 1% còn lại nằm trong các dịch nội và ngoại bào. Khoảng 50% tổng lượng calci trong máu ở dạng ion hóa hoạt động sinh lý và khoảng 10% được kết hợp với muối citrate, phosphate hoặc các anion khác, phần 40% còn lại liên kết với protein, chủ yếu là albumin
Sau khi dùng, lượng ion calci được thải qua nước tiểu là hiệu số lượng được lọc tại cầu thận và lượng được tái hấp thu. Sự tái hấp thu ở ống thận rất có hiệu quả vì có đến hơn 98% lượng ion calci lọc qua cầu thận được tái hấp thu vào máu. Hiệu quả tái hấp thu được điều hòa chính bởi hormon cận giáp và cũng bị ảnh hưởng bởi sự thanh lọc Na+, sự có mặt của các anion không bị tái hấp thu, và các chất lợi niệu. Thuốc lợi niệu tác động tại nhánh lên của quai Henle làm tăng calci niệu. Ngược lại chỉ có thuốc lợi niệu thiazid là không gắn liền sự thải trừ Na+ và Ca+2, dẫn đến giảm calci niệu. Hormon cận giáp luôn điều hòa nồng độ ion calci huyết bằng tác động lên ống thận. Calci niệu chỉ bị ảnh hưởng ít bởi chế độ ăn calci ở người bình thường
Calci được bài tiết qua phân, nước tiểu và mồ hôi. Sự bài tiết thận phụ thuộc vào việc lọc và tái hấp thu calci ở ống thận. Hậu quả tái hấp thu chịu ảnh hưởng của kích thích tố tuyến cận giáp, N⁺ và các chất lợi niệu.
Trong thời kỳ cho con bú, một lượng calci được bài tiết vào sữa mẹ
Vitamin D
Hấp thụ: vitamin D3 được hấp thu ở ruột non. Mật cần thiết cho hấp thu vitamin D ở ruột. Vì vitamin D tan trong lipid nên được tập trung trong vi thể dưỡng chấp, và được hấp thu theo hệ bạch huyết. Colecalciferol và chất chuyển hóa của nó lưu thông trong máu liên kết với một globulin đặc hiệu. Colecalciferol được chuyển đổi trong gan bằng hydroxylation đến dạng hoạt hóa 25-hydroxycolecalciferol. Thực tế, 25- hydroxycolecalciferol có ái lực cao với protein hơn hợp chất mẹ. Sau đó nó sẽ được chuyển đổi ở thận thành 1,25 hydroxycolecalciferol. 1,25 hydroxycolecalciferol là chất chuyển hóa có tác dụng tăng hấp thu calci. Vitamin D không chuyển hóa được lưu giữ trong mô mỡ và mô cơ.
Thời gian bán hủy của vitamin D 19 – 25 giờ.
Vitamin D và các chất chuyển hóa của nó được bài xuất chủ yếu qua mật và phân, chỉ có một lượng nhỏ xuất hiện trong nước tiểu. Một vài loại vitamin D có thể được tiết vào sữa
-
Quy cách đóng gói - Điều kiện bảo quản
- - Hộp 30 viên, chia làm 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén. Viên nén bao phim hình bầu dục, màu trắng, có rãnh để bẻ đôi ở giữa
Điều kiện bảo quản: dưới 30⁰C. Tránh ánh nắng trực tiếp. Để ngoài t ầm tay trẻ em.
Không sử dụng thuốc quá hạn ghi trên bao bì hoặc khi vỉ thuốc bị rách, hư hỏng.
Hạn dùng : 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Tiêu chuẩn : Nhà sản xuất